Được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người khi không may nó mọc không đúng chỗ. Nhưng điều trị răng khôn có đáng sợ như nhiều lời đồn thổi? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế Quảng Ninh tìm hiểu sâu hơn về “nhổ răng khôn” nhé!
Có nên nhổ răng khôn không?
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra như
- Có nên nhổ răng khôn không?
- Có nên nhổ răng số 8 không?
- Răng số 8 có nên nhổ không?
Thực tế cho thấy, không phải tất cả các trường hợp có răng khôn hoặc răng 8 đều phải đi nhổ răng khôn. Bệnh lý nha khoa này chỉ phải nhổ khi chúng mọc ở các vị trí không thuận lợi, hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu ở trong hàm.
Điều này có thể khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi như viêm nướu, sâu răng…
Có nhiều trường hợp mọc răng số 8 nhưng không nhổ bỏ và cũng không được chữa trị kịp thời nên đã lây lan, nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh.
Việc nhổ răng số 8 hay còn gọi là răng khôn còn phải phụ thuộc vào cơ địa và cách thức hình thành của răng 8 trên mỗi người. Không phải ai cũng phải đi nhổ răng khôn của mình. Bạn cần đến kiểm tra tại các phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện để các bác sĩ tư vấn, chuẩn đoán, đưa ra biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân nhé.
Khi nào thì nên điều trị răng khôn?
Đa số, người Việt Nam chúng ta đều để đến khi đau với bắt đầu chú ý. Có những người đau đến không chịu được với tìm đến sự hỗ trợ của các nha sĩ, bác sĩ. Nhưng thực tế, để đảm bảo được sức khỏe răng miệng, thì chúng ta nên làm quen với việc thăm khám định kỳ cho bộ răng hàm của mình. Thông thường là nên 2 lần/năm.
Nên nhổ răng khôn trong các trường hợp nào?
- Răng mọc lệch hàm dẫn đến đau nhức răng khôn và làm giảm chức năng nhai.
- Hàm bị tổn thương do có u nang xung quanh răng khôn.
- Răng khôn mọc lệch làm xô lệch cả hàm.
- Răng khôn mọc dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên ở các mô mềm sau chân răng.
- Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh, có nguy cơ ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng có hình dạng bất thường, răng nhỏ, dị dạng, có nguy cơ dễ gây sâu răng và viêm nha chu.
- Răng khôn có bệnh nha chu hoặc răng khôn sâu.
Ngoài ra còn có những tình trạng mọc răng khôn không có các triệu chứng trên nhưng vẫn có thể chứa các nguy cơ gây bệnh. Đặc biệt là chúng sẽ ảnh hưởng về sau, trong tương lai. Bởi vậy, để tốt nhất, hãy tìm đến chuyên gia để tham vấn những lời khuyên từ họ về tình trạng răng miệng của mình.
Các trường hợp răng khôn mọc không cần nhổ hoặc không nên nhổ
Răng khôn mọc có thể gây khó chịu, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần phải nhổ răng khôn. Trong một số trường hợp sau, bạn không cần phải điều trị răng khôn:
- Răng khôn mọc không gây hại cho răng số 7.
- Răng khôn mới mọc không có sự bất thường về hình dạng.
- Răng khôn mọc đúng, mọc thẳng và khớp với răng đối diện tốt.
- Với các trường hợp đang mắc các bệnh lý mạn tính nhứ: rối loạn đông máu, tim mạch, tiểu đường, huyết áp, bệnh thần kinh…cũng không nên nhổ răng khôn.
- Đang mang thai hoặc cho con bú.
Để đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn không thì tốt nhất bạn nên trao đổi với nha sĩ tại phòng khám nha khoa uy tín để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé!