Niềng răng là giải pháp hoàn hảo cho răng thưa, mọc lệch… nên được nhiều người quan tâm. Trong đó, vấn đề được nhiều người thắc mắc nhất là răng đau nhức lúc nhai khi niềng răng có sao không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên và cách xử lý, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Tại sao niềng răng gây đau nhức lúc nhai
Tình trạng đau nhức xảy ra khi niềng răng là do các khí cụ tạo lực siết lên các răng và kéo răng dịch chuyển. Mức độ đau sẽ không quá nghiêm trọng và vẫn ở trong ngưỡng có thể chịu được. Cơn đau thường sẽ nhiều hơn vào lúc ăn nhai do răng, hàm cần phải sử dụng lực để cắn, xé và nghiền nát thức ăn.
Tuy nhiên, tình trạng trên không kéo dài trong toàn bộ quá trình chỉnh nha mà chỉ tồn tại ở một vài giai đoạn như mới gắn khí cụ, điều chỉnh lực siết, cắm minivis… Ở mỗi giai đoạn, cơn đau cũng chỉ kéo dài khoảng vài ngày rồi dần thuyên giảm.
2. Răng đau nhức lúc nhai khi niềng răng có làm sao không
Răng bị đau nhức lúc nhai sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai hàng ngày, thậm chí cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên, nếu như tình trạng trên chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày thì bạn không cần phải quá lo lắng.
Trong trường hợp cơn đau xuất hiện dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chỉnh nha. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp phải biến chứng khi niềng răng như: sâu răng, tiêu chân răng, mất khoáng bề mặt răng…
Nếu như không được xử lý sớm, quá trình niềng sẽ rất khó có thể đạt được kết quả như ý. Thậm chí, sức khỏe của bạn còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3. Biện pháp giảm đau nhức lúc nhai khi niềng răng tại nhà
Để tình trạng đau nhức lúc nhai trong quá trình niềng nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: chườm đá lạnh, dùng sáp nha khoa, ăn thực phẩm mềm, massage nướu và uống thuốc giảm đau.
3.1. Chườm đá lạnh
Chườm lạnh là một mẹo giảm đau nhức khi niềng răng cực kỳ đơn giản nhưng rất hiệu quả. Hơi lạnh sẽ làm tê liệt tạm thời dây thần kinh tại vùng tác động. Nhờ vậy, quá trình dẫn truyền tín hiệu đau tới não bộ sẽ bị ức chế, giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
Bạn chỉ cần chuẩn bị vài viên đá lạnh rồi bọc trong túi chườm chuyên dụng hoặc khăn sạch. Sau đó, bạn chườm nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài vị trí đau răng trong khoảng 10 – 15 phút. Nếu vẫn còn đau, bạn cần nghỉ khoảng 5 – 10 phút rồi mới có thể tiếp tục chườm. Bạn không nên chườm một lúc quá lâu bởi có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh, làm tổn thương tới da.
3.2. Dùng sáp nha khoa
Trong trường hợp bạn niềng răng bằng mắc cài thì có thể sử dụng sáp nha khoa để cải thiện cơn đau. Không chỉ vậy, chúng còn tạo ra một lớp đệm, giúp hạn chế tình trạng khí cụ gây tổn thương cho niêm mạc miệng.
Trước tiên, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ, làm sạch răng miệng và lấy một lượng sáp nha khoa đặt lên mắc cài, dây cung. Sáp nha khoa được làm chủ yếu từ thành phần tự nhiên nên cực kỳ an toàn với răng, nướu và không gây tổn thương tới niêm mạc miệng.
3.3. Ăn thực phẩm mềm
Những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp, khoai nghiền, trứng hấp… chính là sự lựa chọn hàng đầu dành những người đang bị đau nhức khi niềng răng. Bởi chúng không đòi hỏi nhiều lực nhai từ răng, hàm nên sẽ giảm bớt được phần nào tình trạng đau nhức.
3.4. Massage nướu
Massage nướu cũng là một giải pháp giúp cải thiện những cơn đau nhức khi niềng mà bạn nên áp dụng để có thể ăn nhai thoải mái hơn. Bởi massage giúp các mô nướu quanh răng được thư giãn và lưu thông tốt hơn.
Mỗi lần, bạn nên massage trong khoảng 2 – 3 phút. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là bạn cần phải rửa tay sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn trước khi massage để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong.
3.5. Uống thuốc giảm đau
Bên cạnh những phương pháp mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau nhức răng khi đeo niềng. Tuy nhiên, thuốc thường chỉ được bác sĩ chỉ định đối với trường hợp nhổ răng, gắn minivis.
Trong đó, loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Acetaminophen. Thuốc không có chứa không chứa opioid và thường được bào chế ở dạng đường uống. Thuốc không gây ra tác dụng phụ đối với đường ruột, dạ dày nên rất an toàn. Liều dùng thông thường của thuốc là uống 325 – 650 mg/lần và dùng cách nhau từ 4 – 6 tiếng.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề “răng đau nhức lúc nhai khi niềng răng có sao không” mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, tình trạng trên là hoàn toàn bình thường nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Nếu cơn đau kéo dài thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra sớm và xử lý kịp thời những vấn đề về răng miệng đang xảy ra.